Con mèo

Chuyện kể: Sự tích Mèo và Chuột

Xưa kia, chuột vốn là một loài ở trên trời được Ngọc Hoàng giao giữ chìa khóa để trông coi kho thóc của nhà trời.

Nhưng từ khi được cầm chìa khóa, chúng tự do mở cửa kho thóc rồi rồng rắn nhau vào ăn rúc rích biết bao nhiêu là thóc lúa.

Một thời gian sau thì Ngọc Hoàng biết chuyện nên vô cùng tức giận, Ngọc Hoàng quyết định không để cho loài chuột ở trên trời nữa mà đuổi chúng xuống dưới nhân gian cho chúng coi giữ kho thóc dưới hạ giới.

Nhưng chuột vẫn chứng nào tật ấy, được coi giữ kho thóc của nhân gian, chúng lại mở cửa rồi kéo nhau vào trong ăn rả rích. Đến nỗi người phát thốt lên rằng:

"Chuột kia xưa ở nơi nào?

Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?"

Người thấy thóc lúa ngày càng thâm hụt bèn đến kêu than với vua bếp. Vì thấy cứ để chuột coi thóc cho người thì quá nguy hại nên vua bếp đem chúng mang lên trả lại trời và tâu với Ngọc Hoàng:

– Chuột vốn là loài vật của trời, cớ sao Ngọc Hoàng lại thả chúng xuống dưới hạ giới?

Ngọc Hoàng đáp:

– Uh, trước kia thì ta cho chúng trông giữ kho thóc của thiên đình nhưng bởi vì chúng không chịu coi giữ mà lại còn rủ nhau ăn vụng biết bao nhiêu thóc của ta nên ta đuổi chúng xuống dưới hạ giới cho chúng coi giữ thóc dưới ấy.

Vua bếp nói:

– Bẩm Ngọc Hoàng, chúng xuống dưới đó lại tiếp tục ăn vụng thóc lúa của người. Con nghĩ thế này xem Ngọc Hoàng có ưng thuận: "Lúa của thiên đình thì nhiều còn lúa của người thì lại ít. Của thiên đình thì chuột nó ăn cũng khó có thể hết được nhưng còn của người thì nó cứ ăn thế này có ngày người chả còn thóc để mà ăn. Vậy con xin bây giờ Ngọc Hoàng lại cho nó trở về trời để trông coi kho thóc thiên đình như xưa".

Ngọc Hoàng nghe vua bếp tâu liền phán rằng:

– Không thể được, ta đã đuổi chúng xuống nhân gian thì không thể cho chúng quay trở lại thiên đình nữa. Thôi giờ ta có một cách này: Ta có một con mèo, ta cho ngươi đem xuống dưới nhân gian để khi nào chuột nó vào ăn lúa thóc thì thả mèo ra để cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi. Còn khi nào mà mèo không bắt chuột thì cứ bảo mèo nó kêu rằng: "nghèo, nghèo, nghèo" thì chuột nó nghe thấy cũng sợ mà chạy đi.

Vua bếp cúi đầu tạ Ngọc Hoàng rồi mang cả mèo và chuột quay trở lại hạ giới theo lời chỉ bảo của Ngọc Hoàng mà làm theo.

Thành thử bây giờ, cứ mỗi khi mà mèo rình bắt được chuột thì mèo cứ kêu "gầm gừ, gầm gừ". Còn khi nào mèo nằm nghỉ không bắt chuột thì nó kêu: "nghèo, nghèo, nghèo, nghèo"…

Những lúc ấy, mèo nằm nghĩ lại cảm thấy oán giận vua bếp vì tại vua bếp mà chúng đang ở trên trời sung sướng lại phải xuống dưới dương gian. Tức tối mà không làm gì được vua bếp, loài mèo chỉ còn một cách cho hả giận là thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp để phóng uế rồi vùi đi.

*******************************

Mèo, chính xác hơn là mèo nhà để phân biệt với các loài trong họ Mèo khác, là động vật có vú nhỏ và ăn thịt, sống chung với loài người, được nuôi để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica). Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm,[4] và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Mèo là những con vật có kỹ năng của thú săn mồi và được biết đến với khả năng săn bắt hàng nghìn loại sinh vật để làm thức ăn. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.

Mèo giao tiếp bằng cách kêu meo, gừ-gừ, rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Giống như một số động vật đã thuần hóa khác (như ngựa), mèo vẫn có thể sống tốt trong môi trường hoang dã như mèo hoang. Trái với quan niệm thông thường của mọi người rằng mèo là loài động vật cô độc, chúng thường tạo nên các đàn nhỏ trong môi trường hoang dã.

Cho đến gần đây, mèo được cho rằng đã được thuần hóa trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, nơi chúng được thờ cúng. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng tất cả mèo nhà có thể xuất phát từ Mèo hoang châu Phi tự thuần hóa (Felis silvestris lybica) vào khoảng 8000 TCN, tại Cận Đông. Bằng chứng gần đây chỉ ra sự thuần hóa mèo là thi thể một con mèo con được chôn với chủ của nó cách đây 9.500 năm tại Síp.

Mèo được biết đến nhờ sự sạch sẽ của nó. Loài mèo luôn biết tự bảo vệ cơ thể của nó tránh những nơi ẩm ướt, nó là động vật không mấy mặn mà gì với tắm, thường nó không thích lông trên cơ thể của nó bị ướt hay có những tác động của các vật khác dính lên cơ thể của nó khi nó vô tình đi vào một lùm bụi cây qua một bờ ao hay rúc vào nơi kín đáo. Tất cả những nơi đó có khả năng gây vết tích lên lông của nó. Ngay cả con người vuốt tay lên người nó cũng có thể động lại mùi khác lạ. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là một trong các loài thú sạch sẽ nhất.

Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra và tiết nước bọt vào chân của nó và bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả. Loài mèo là thú vật luôn coi trọng vệ sinh cơ thể.

Mèo rừng (hoang dã): Môi trường sống của mèo hoang là ở những nơi rừng rậm, dễ dàng leo trèo trên các thân cây, bắt mồi kiếm ăn, đặc biệt là kiếm ăn vào buổi tối, đó cũng là lý do mèo hoang dã không sống ở những nơi có nhiều động vật quá nguy hiểm.

Mèo nhà: trước đây mèo được nuôi để bắt chuột, xua đuổi những con côn trùng,... nhưng dường như chúng ngày càng giảm khả năng đó, vì môi trường không còn quá nhiều khắc nghiệt như trước, chúng giờ đây được nuôi với xu hướng làm cảnh nhiều hơn.

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng...Mèo thường sống đơn độc. Đến thời kỳ sinh sản mèo cái thường đi tìm mèo đực. Trong thời gian này mèo cái có bộ lông mới bóng mượt, có mùi và tiếng kêu đặc biệt để hấp dẫn mèo đực.

Nguồn: Internet

Duplicate entry '18.217.252.137' for key 'PRIMARY'